Từ điển kiến thức đồng hồ

Đồng hồ đeo tay là một kiệt tác của những nhà thiết kế vĩ đại, họ đã chế tác ra những chiếc đồng hồ không chỉ để đếm giờ một cách chính xác mà còn mang lại niềm tự hào cho những ai sở hữu nó. Ngoài vẻ đẹp và sự sang trọng, các bác đã thực sự hiểu về chiếc Đồng hồ mà mình đang sở hữu? ACE watch xin tổng hợp một số kiến thức cơ bản nhất về các loại Đồng hồ thịnh hành ngày nay, hy vọng sẽ giúp các bác hiểu hơn về Đồng hồ để thêm yêu quý và tự hào về chiếc Đồng hồ mình đang có:

CẤU TẠO THÔNG THƯỜNG BỘ MÁY ĐỒNG HỒ ĐEO TAY


A. Vỏ thân đồng hồ

1. Chất liệu

Vỏ thép

Thép 316L: Là một loại thép thuộc dòng thép không gỉ (hay còn gọi là inox) là sự trộn lẫn của các thành phần: Crom(Cr), Niken(Ni), Molipđen(Mo), Nito(N) trong môi trường nhiệt độ cao từ 450 độ C đến 850 độ C để loại bỏ các tạp chất và Cacbon(C), tạo ra các cấu trúc tinh thể khác nhau với tính chất cơ-lý khác nhau.

Thép 904L: Là chất liệu do chính Rolex nghiên cứu và phát minh, thép 904L có thành phần chất chống ăn mòn cực cao, hơn rất nhiều lần so với thép 316L. Cũng chính vì chất liệu cao cấp nên việc chế tác đồng hồ cũng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng, tỉ mỉ gấp nhiều lần so với sử dụng thép 316L.


Vàng – Gold

Vàng dùng trên đồng hồ đều là hợp kim (riêng Thụy Sĩ thường phải là vàng 18K trở lên), hợp kim vàng phổ biến là Yellow Gold – vàng, Pink Gold – vàng hồng, Rose Gold – vàng hồng (màu đỏ nhiều hơn Pink Gold), Red Gold – vàng đỏ (gần với màu đồng), White Gold – vàng trắng.

Vàng nguyên chất 24K quá mềm nên không dùng làm các bộ phận bằng vàng khối thuộc về bên ngoài như vỏ, dây, viền, khóa mà chỉ dùng để trang trí mặt số, bộ máy.


Bạc Đức – Bạc Niken – Nickel Silver – German Silver

Hợp kim giả Bạc (không hề chứa kim loại bạc) do người Đức phát minh. Bạc Đức được làm từ Niken (12 – 25%), đồng (47 – 65%) và kẽm (10 – 40%), thường là 60% đồng, 20% niken và 20% kẽm và có vẻ ngoài trông cực kỳ giống bạc.


Titan – Titanium

Kim loại màu xám, được dùng để chế tạo trường hợp đồng hồ và dây đeo. So với thép không gỉ, kim loại này bền hơn 30% và nhẹ hơn 50%, nó còn có khả năng giúp người đeo không bị dị ứng với các kim loại khác. Titan có khả năng chống ăn mòn nước mặn tuyệt vời nên rất hợp với đồng hồ thể thao, đồng hồ lặn. Nhược điểm là dễ trầy xước nên nhiều nhà sản xuất thường phải xử lý làm cứng bề mặt Titanium.


Đồng thau – Brass

Hợp kim đồng và kẽm có màu vàng, vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để cầu máy cơ và khung nền máy cơ. Để các linh kiện máy bằng đồng thau chống ăn mòn tốt hơn, các nhà sản xuất đồng hồ thường mạ niken, rhodium thậm chí là mạ vàng. Khá nhiều nhà sản xuất đồng hồ đã sử dụng đồng thau mạ crôm để làm vỏ và dây đồng hồ cho đến hiện tại.


Đồng – Đồng Thiếc – Đồng Đỏ – Đồng Điếu – Bronze

Là một hợp kim rất đa diện, màu sắc của chúng tùy theo quá trình sử dụng của người dùng hoặc công thức hợp kim nên không mẫu nào giống mẫu nào. Nhìn chung, khi dùng một thời gian vỏ đồng thiếc sẽ cho ra màu đồng rất cổ điển, đặc trưng nhất là lớp gỉ xanh tạo cảm giác xưa cũ.


2. Mặt kính

Mica

Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt, loại này thường được sử dụng cho đồng hồ trẻ em, giá rẻ… sử dụng 01 thời gian thì bị mờ, trầy xước… không đánh bóng được.


Sapphire

Là loại đá trong suốt không trầy xước trừ khi bạn lấy kim cương chà xát lên Sapphire hoặc Sapphire cọ xát với Sapphire hoặc cạnh của lá lúa chà xát lên mặt kính Sapphire thì bị trầy, mặt khác kính Sapphire rất giòn chỉ cần va chạm nhẹ là bị vỡ (bể).

Tinh thể khoáng – Mineral

Giá Tinh thể khoáng rẻ hơn nhiều so với Sapphire. Từ những ưu điểm và nhược điềm của kính Sapphire các nhà khoa học chế ra loại kính được gọi là kính khoáng chất (Mineral Glass) tận dụng được 01 ưu điểm của kính Sapphire là không trầy và khắc phục 01 yếu điểm của Sapphire là giòn. Nhưng kính Mineral lại thua khi so sánh về độ cứng so với kính Sapphire.


B. Cỗ máy – Movement

Cỗ máy – Movement

1. Thạch Anh – PIN – Quartz:

Là một loại đồng hồ với cơ chế điều động bằng một “tinh thể thạch anh”. Tinh thể dao động khi được đặt trong một điện trường, nhờ đó cung cấp năng lượng cho đồng hồ. Đồng hồ thạch anh chủ yếu chạy bằng PIN.


2. Cơ – Cơ Khí – Mechanical:

Là cách gọi chung tất cả bộ máy (tự động, lên dây thủ công) được tạo ra từ các bộ phận cơ khí, không có mạch điện, hoạt động bằng nguồn năng lượng sinh ra từ dây cót. Thường dùng để chỉ máy lên dây thủ công, không sử dụng PIN.


a. Handwinding “Lên dây cót bằng tay”:

Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót vào khoảng thời gian nhất định thường được qui định bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày. Khi lên dây, dây cót được quấn chặt sẽ sinh ra năng lượng cơ học, năng lượng này sẽ làm đồng hồ chuyển động.


b. Automatic “Tự động lên dây cót”:

Khi đeo đồng hồ và cử động tay tự nhiên, bánh đà – oscillating weight / rotor sẽ quay và từ đó vặn dây cót. Tiền thân của máy tự động là máy lên dây thủ công nên nó cũng hoạt động bằng nguồn năng lượng cơ do dây cót sinh ra, phần lớn máy tự động cũng có thể lên dây thủ công.


3. Cơ lai PIN – Kinetic – Autoquartz:

Máy thạch anh dùng PIN sạc trang bị thêm Bánh Đà cho bộ máy để chuyển đổi năng lượng cơ thành năng lượng điện và tích trữ trong PIN sạc, PIN sạc sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của máy.

(st.)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khám phá «Tây Du Ký» (6): Đường Tăng gặp Trấn Sơn Thái Bảo

Khám phá «Tây Du Ký» (3): Đại náo thiên cung và địa phủ

Cẩm năng đồng hồ cho người mới bắt đầu

ĐỨC PHẬT GIẢNG VỀ VIỄN CẢNH THỜI MẠT PHÁP: MA QUỶ ĐỘI LỐT THẦY TU, SƯ TĂNG VÔ ĐẠO

Khám phá «Tây Du Ký» (4): Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh (II)

Khám phá “Tây Du Ký” (5): Đường Tăng phụng mệnh vua Đường thỉnh kinh

Giới thiệu Pi network

Tổng thời gian trong thị trường quan trọng hơn thời điểm vào thị trường

Khám phá “Tây Du Ký” (7): Pháp hiệu của ba đồ đệ

Vòng tròn bảo mật Pi Network